Công thức làm 22 món lẩu yêu thích Gia dụng 88
Giỏ hàng
Tài khoản

Công thức làm 22 món lẩu yêu thích

calendar 28/05/2021 user Đăng bởi: NGUYỄN TÙNG LÂM

Lẩu là món ăn rất phổ biến và được khá nhiều người yêu thích. Sự đa dạng, hấp dẫn cũng như là cách chế biến của các món lẩu ngon cho gia đình thưởng thức và nhâm nhi vào những ngày cuối tuần hoặc các bữa tiệc đều rất phù hợp.

Hơn nữa, giá thành cũng khá hợp lý và vấn đề về giá trị dinh dưỡng của các món lẩu này lại vô cùng đảm bảo. Chính vì vậy mà những món lẩu nóng hổi luôn là sự lựa chọn đầu tiên của mọi người trong mỗi bữa ăn sum họp gia đình, bạn bè.

Và để mang đến cho những người thân yêu trong gia đình cũng như bạn bè có được những bữa ăn với nhiều món lẩu ngon nhất thì Bonsy.com.vn xin được tổng hợp lại danh sách cách làm 22 món lẩu ngon nhất như: lẩu bò, lẩu gà, lẩu cua đồng, lẩu hải sản, lẩu cá,… để các bạn tham khảo và bổ sung vào thực đơn cho riêng mình.

1. Lẩu bò

NGUYÊN LIỆU CHUẨN BỊ CHO MÓN LẨU BÒ
Thịt bò , gân bò
Nấm rơm
Xương ống, củ cải
Xả, ớt, tỏi, hành tây, dầu điều
Rau cải, ngãi cứu, tía tô
Dầu ăn, mắm, hạt nêm, bột ngọt, đường, tiêu

Hoa hồi, quế
Khoai môn
Đậu hủ trắng
Chao
CÁCH NẤU LẨU BÒ
Bước 1: Nấu nước lèo
Xương ống mua vể rửa sạch, luộc sơ sau đó cho vào nồi nước lèo hầm 5 tiếng để lấy nước.
Trong quá trình hầm xương phải vớt bọt
Hầm được 3 tiếng thì cho hồi hoa ,quế và củ cải đã gọt vỏ rửa sạch vào hầm chung
Bước 2: Chế biến rau
Rau cải và ngãi cứu làm sạch cắt khúc vừa ăn
Hành tây thái khoanh
Đậu hủ cắt làm 4
Tía tô làm sạch thái nhỏ
Khoai môn gọt vỏ cắt khối vừa ăn sau đó mang chiên vàng
Bước 3: Làm sa tế
Xả, tỏi, ớt băm nhuyễn
Cho dầu ăn vào chảo đun sôi già sau đó cho xả tỏi ớt vào phi thơm vàng thì cho dầu điều vào rồi tăt bếp
Bước 4: Làm thịt
Thịt bò mua về rửa sạch thái miếng vừa ăn
Gân bò luộc qua rồi căt miếng vừa ăn
Bước 5: Nấu nước lẩu
Cho nước lèo vào nồi đun sôi
Nước lèo sôi ta cho hành tây vào và nêm gia vị vừa ăn
Cho sa tế và gói gia vị lẩu bò, tiêu, chao vào đun sôi trở lại thì tắt bếp
TRÌNH BÀY VÀ THƯỞNG THỨC

Múc nước lẩu ra nồi lẩu và cho lên bếp mini
Xếp thịt và gân ra một dĩa
Xếp rau ra một dĩa
Xếp nấm và đậu hủ ra một dĩa
Cho bún ra dĩa
Múc chao ra chén và cho thêm miếng sa tế

2. Lẩu Ếch

NGUYÊN LIỆU
• Thịt ếch 1,5 kg
• Xương ống 0,5 kg
• Giò sống 50g
• Thịt lợn nạc xay nhuyễn 250g
• Măng củ 500g
• Đậu phụ, váng đậu
• Rau muống
• Lá lốt
• Mùi tàu, lá chanh
• Nấm hương
• Gia vị: sả, tỏi, hành khô, hạt tiêu, ớt bôt, sa tế, me chua
CÁCH LÀM
1 - Xương ống rửa sạch, chặt miếng rồi cho vào ninh.
Đến khi nước sôi, gạn bỏ hết phần nước đó ra, thêm nước ấm vào ninh lại. Sả đập dập rồi cho vào nồi nước.
Khi nồi nước dùng sôi, vặn nhỏ lửa lại, bỏ vung rồi hớt bọt cho trong nước.
Thêm vào nước dùng hạt nêm và me chua cho vừa ăn là được.
2 - Ếch lột da, bỏ đầu, sao đó xát muối, rửa sạch rồi chặt đôi mình và đùi. Lấy một nửa số mình ếch và đùi ếch đem băm nhỏ.
3 - Nhặt rau muống, rửa sạch.
Lá lốt rửa sạch rồi chia đôi, 1 nửa đem thái nhỏ. Mùi tàu thái khúc khoảng 2 cm.
Măng củ thái hình con chì, đem luộc khoảng 3 nước rồi rửa sạch lại lần nữa, để ráo.
4 - Sả bỏ vỏ rồi thái nhuyễn, đem cho vào ướp cùng số ếch nguyên miếng cùng chút hạt nêm cho đậm đà.
Dùng 1 bát tô, cho số mình ếch đã băm nhỏ vào cùng thịt xay nhuyễn, giò sống, thêm hành khô và lá chanh xắt nhỏ.
Thêm tiêu xay, ớt bột và hạt nêm vào rồi trộn đều các nguyên liệu với nhau.
Viên hỗn hợp thành từng viên nhỏ rồi rán vàng.
5 - Lá lốt lấy 1 phần băm nhỏ, trộn với đùi ếch băm cùng 150g thịt nạc xay, nêm hạt nêm, tiêu xay.
Cuộn các nguyên liệu với lá lốt rồi rán vàng.
Tiếp tục rán phần ếch nguyên miếng đến khi nào ếch có màu vàng đẹp mắt thì gắp ra.
6 - Váng đậu cắt từng miếng vuông vừa ăn, chiên phồng.
Tỏi băm nhỏ, phi thơm rồi vớt ra.
Măng xào lửa vừa, thêm hạt nêm và sa tế và đảo cùng.
Trút phần ếch đã rán vàng và tỏi phi vào chảo măng, đảo đều cho ếch ngấm gia vị.
Thêm ít lá lốt và mùi tàu vào rồi tắt bếp.
7 - Nấm hương ngâm nở, cho vào nước dùng.
Đun sôi nước lẩu rồi thả hết phần ếch xào măng vào cùng.
Khi ăn, thêm 2 loại chả ếch băm vào rồi gắp ra thưởng thức.

3. Lẩu bò nhúng giấm

Cách làm lẩu bò nhúng dấm tuyệt hảo như nhà hàng
- Một trong những món ngon từ thịt bò là lẩu bò nhúng dấm. Đây là một món ăn dễ làm với các bước chế biến khá đơn giản phù hợp cho bữa cơm sum họp gia đình.
Tin tức liên quan:
Cách làm nước ép bí đao “thần dược” giảm cân hiệu quả
Cách làm sấu ngâm nước mắm chua ngọt dễ ăn
Cách làm chả cá vàng giòn hấp dẫn
Cách làm canh măng ngan ngon như ‘vua đầu bếp’ trong nhà
Cách làm bánh kem sinh nhật ngon đẹp mắt
Cách làm nước ép cà chua đậm đà thơm mát
Thịt bò dùng để nhúng lẩu khá phong phú, dễ ăn. Với một gia đình 4 người, món lẩu bò nhúng dấm là một sự lựa chọn tuyệt vời cho cả gia đình sum họp vào cuối tuần. Món lẩu này khó nhất ở công đoạn chế biến nước lẩu và pha mắm nêm chấm bò. Dưới đây là hướng dẫn bí quyết làm lẩu bỏ nhúng dấm cực ngon cho gia đình bạn.
Nguyên liệu làm lẩu bò nhúng dấm:
(Suất cho 4 người ăn)
- 800 gr bò
- Nước hầm xương
- 500 ml dấm, bột nêm
- Nước dừa non 1 quả
- 2 trái chanh
- 1 quả dứa
- Mắm nêm
- Bánh tráng cuốn, bún tươi 1kg
- Rau sống, Dứa, khế, chuối xanh, sả, xà lách, rau thơm bạc hà, rau mùi, giá, cà rốt, dưa chuột bao tử, chuối xanh, khế tỏi, hành tây, sả, chanh, hành củ, gia vị
Lưu ý chọn thịt bò: Bò dùng để nhúng lẩu nên chọn loại thăn bò nõn hoặc phile bò mềm, dễ ăn.
Cách làm lẩu bò nhúng dấm:
- Chế biến nước lẩu (nước dấm nhúng thịt): xay ¼ quả dứa, chắt lấy nước cốt, đổ vào nồi, thêm khoảng hai bát nước hầm xương hoặc nước lã, một quả dừa tươi, 1 củ hành tây cắt nhỏ, 1/3 bát dấm rồi nêm vào chút bột nêm, đun sôi rồi nếm sao cho chua ngọt vừa đủ. Cắt hai cây sả rồi đập dập cho vào nồi nước cho thơm, đun sôi nhẹ cho nước nhúng hòa đều.
- Pha mắm nêm: Dứa gọt vỏ, bỏ sạch mắt mang băm nhỏ rồi để ra một tô lớn. Giã tỏi cùng với dứa, ớt băm nhỏ vào quậy đều. Pha chế với tỉ lệ: 1 phần mắm nêm + 1,5 phần đường + nước cốt chanh cho vừa chua nhẹ + dứa tỏi ớt băm nhỏ trộn đều.
Thịt bò nhúng giấm nên chọn loại thăn bò, thái lát mỏng
Thịt bò nhúng giấm nên chọn loại thăn bò, thái lát mỏng. Ảnh minh hoạ
- Thịt bò: Miếng thịt bò cần được xắt lát thật mỏng (cố gắng xắt càng mỏng càng tôt nhưng đừng để cho thịt vụn). Sau đó cần ướp thịt với hành củ xắt mỏng và chút gia vị rồi để cho nó thấm khoảng 30 phút).
- Với xà lách thì cần tách thành từng bẹ, nhặt sách rau thơm bỏ cọng, giá sống rửa sạch chặt bỏ mũi, dưa chuột bao tử chuối xanh và khế cần được xắt lát mỏng, thái khúc dài tầm 5cm để cuốn, ngâm với nước cho trắng. Rửa sạch rau sống rồi vẩy nước cho thật khô để ráo nước.
Thịt bò sau khi nhúng lẩu cuốn với xà lách, rau thơm rất dễ ăn
Thịt bò sau khi nhúng lẩu cuốn với xà lách, rau thơm rất dễ ăn. Ảnh minh hoạ
- Dọn nồi nước nhúng ra bàn ăn trên bếp ga hoặc bếp điện, xung quanh bày thịt bò, rau sống, bún, bánh tráng. Ban đầu để lửa to cho lẩu sôi sau đó vặn nhỏ vừa phải cho nồi lẩu đủ sôi là được, bạn nhúng thịt bò vào nồi để chín gắp ra cuộn ăn cùng với bánh tráng, rau sống, dưa chuột, bún...
Lẩu bò nhúng dấm là lựa chọn tuyệt vời cho bữa cơm sum họp gia đình
Lẩu bò nhúng dấm là lựa chọn tuyệt vời cho bữa cơm sum họp gia đình. Ảnh minh hoạ
Trời sắp vào thu nên một nồi lẩu cùng nước lẩu chua chua vị giấm, thơm ngon dai dai của bòn, mặn ngọt của mắm nêm là sự kết hợp hoàn hảo cho bữa cơm gia đình. Hãy cùng thay đổi và làm mới món ăn hàng ngày cho gia đình bạn bằng món ăn độc đáo này nhé.

4. Lẩu Ốc

NGUYÊN LIỆU
- 1-2kg ốc nhồi (tùy theo sở thích)
- 200g cà chua; 50g me
- 150g giấm bỗng
- 2 lít nước dùng nấu từ xương lợn
- 50g dầu thực vật, 10g nghệ, 50g tía tô, 20g rau mùi , 30g hành khô, 50g hành hoa , 30g mùi tàu
- Gia vị, nước mắm, mỳ chính, đường, ớt tươi, tương ớt, giấm, chanh.
CÁCH LÀM
1 - Ốc nhồi ngâm nước gạo đặc hoặc bột mỳ trong vòng 24 tiếng. Có thể rắc lên trên ốc ớt bột hoặc để một con dao sắt để ốc mau nhả hết đất. Vớt ốc ra, khều lấy thịt, bỏ hoi, đất bẩn. Bóp giấm cho trắng, rửa sạch, cắt đôi. Ướp ốc với nước mắm, giấm bỗng, ớt, hấp chín tới (giữ lại nước hấp để nấu)
2 - Quả me cạo vỏ, luộc mềm, nghiền nhỏ, lọc lấy chua. Cà chua thái hình miếng cau. Nghệ giã nhỏ, vắt lấy nước. Hành khô thái mỏng. Đun dầu nóng già, phi vàng hành rồi tưới lên ốc. Hành hoa và các loại rau còn lại rửa sạch, vẩy khô, thái nhỏ.
3 - Đun nóng già dầu, cho hành, tương ớt, cà chua, nước nghệ, đảo đều. Đổ nước dùng, nước hấp ốc, giấm bỗng, nước me, gia vị, nước mắm, đường, mỳ chính đổ lẫn vào nhau. Bạn đã có một nồi lẩu ốc ăn cùng bún hoàn hảo. Ngoài những nguyên liệu có ở trên, khi ăn, bạn có thể cho thêm đậu rán, đậu phụ... vào ăn kèm.

5. Lẩu Măng chua

NGUYÊN LIỆU
- 800g cua đồng hoặc có thể dùng ghẹ để thay thế
- 400g măng chua
- Cà chua, dọc mùng, đậu bắp
- Hành lá, mùi tàu, hành khô
- Nước mắm, hạt nêm, muối, tiêu, chanh, ớt quả
- 1-2 quả me chua hoặc dấm bỗng
- Rau ăn kèm: rau muống, cải bẹ xanh
- Đậu phụ non hay đậu phụ rán, bún
- Bạn có thể thêm chả cua tùy theo sở thích của bạn.
CÁCH LÀM
1 - Cua đồng mua về rửa sạch, tách đôi, bỏ yếm, khều lấy gạch cua để riêng ra bát nhỏ, vắt vào bát gạch một vài giọt chanh để khử mùi tanh.
2 - Phần gạch cua, phi hành khô, chưng gạch cua thơm, rồi cho ra bát nhỏ.
3 - Thân cua giã nhỏ, hoặc có thể cho vào máy sinh tố, xay cùng với ba bát nước lọc, xay thật mịn.
4 - Dùng đồ lọc, lọc bỏ bã, cho phần nước vào nồi thêm vào một thìa nhỏ muối, một ít hạt nêm.
- Bắc nồi nước lọc cua lên bếp, đun gần sôi thì nhỏ lửa, dùng đũa khoắng nhẹ tới khi sôi lăn tăn thì phần riêu cua nổi lên bề mặt, vớt riêu để qua bát nhỏ, phần nước lọc cua để riêng.
5 - Dứa cắt bỏ mắt, thái lát, cà chua bổ múi cau.
- Dọc mùng rửa sạch, tước bỏ xơ, thái lát xéo.
- Măng chua rửa sạch qua với nước lạnh, cắt nhỏ, để lên rổ cho ráo nước.
- Đậu bắp rửa sạch, thái lát xéo.
- Hành lá rửa sạch, phần đầu hành thái chẻ làm đôi, phần đầu hành cắt khúc.
- Mùi tàu rửa sạch.
6 - Rau muống, cải thảo rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.
7 - Đun nóng nồi, thêm dầu điều, phi hành khô thơm, đổ cà chua vào đảo đều, thêm một thìa nhỏ muối để cà chua nhanh chín nhừ.
8 - Thêm măng chua và dứa vào om cùng, tiếp tục đun từ 10 đến 15 phút.
- Thêm khoảng hai bát lạnh vào nồi măng chua, thêm me chua hay dấm bỗng, nêm lại gia vị vừa ăn, đun lửa nhỏ đun khoảng 15 phút, thêm nước đã lọc cua ở bước 4 vào đun cùng, đun lửa nhỏ.
9 - Cho nồi măng chua vào nồi lẩu chuyên dụng, thêm phần riêu cua và gạch cua vào nồi, đun sôi thì cho thêm đậu bắp, dọc mùng, hành lá, mùi tàu, đậu phụ non và các loại rau ăn kèm. Dùng kèm với bún và nước mắm xắn với ớt quả.

6. Lẩu cá điêu hồng.

Nguyên liệu: (4-6 người ăn)
- 1,2 kg -1,5 kg (khoảng 2 con) cá điêu hồng
- 500g xương ống
- Cà chua, dứa (thơm), gừng, tỏi khô, hành khô, tai chua 5-6 miếng hoặc quả dọc
- Rau cần, xà lách, hành lá, thì là, húng, tía tô, kinh giới, rau mùi, rau ngổ, sả.
- Bún tươi.
Cách làm:
- Cá điêu hồng làm sạch, lọc bỏ xương, thái lát mỏng vừa phải xếp vào đĩa lần lượt từ ngoài vào trong, lớp sau so le lớp trước sẽ được một bông hoa cá đang nở đẹp.
- Xương ống chần qua nước sôi rồi bỏ vào nồi ninh lấy nước dùng. Lưu ý khi ninh xương nên mở hé vung, đun nhỏ lửa nước dùng sẽ không bị đục. Nếu bạn có nồi áp suất thì cho xương và nước vào vặn kín van, đun sôi hạ bớt lửa để khoảng 10 phút tắt bếp cho nguội bớt rồi mở van ra lấy nước dùng.
- Cà chua thái miếng cau, hành lá, thì là, rau cần rửa sạch cắt khúc ngắn. Rau sống rửa sạch ngâm nước muối pha loãng khoảng 30 phút vớt ra vảy sạch nước. Hành củ thái lát mỏng, gừng và sả đập dập. Tai chua ngâm nước lã cho mềm, rửa sạch.
- Một phần hành lá, rau ngổ, thì là đem thái nhỏ để cho vào tô bún ăn kèm với cá cho thơm.
- Phi thơm hành khô băm nhỏ, cho cà chua vào xào tái cùng một chút gia vị.
- Xương cá và đầu cá sau khi đã lọc thịt đem chặt thành 3 khúc ngắn, cho vào nồi lẩu chế nước vào, cho một nhánh gừng, hai củ sả đập dập, nêm gia vị đun sôi khoảng 10 phút. Chế tiếp nước ninh xương vào, nêm thêm gia vị cho vừa, cho cà chua đã xào vào cùng với tai chua, dứa, hành củ thái lát mỏng và tỏi đập dập vào.
- Khi ăn đun sôi nước dùng, nhúng cá ăn kèm với bún cùng các loại rau sống. Bạn nào ăn được cay thì cho thêm sa tế.

7. Lẩu riêu cua bắp bò

Nguyên liệu:
- Cua đồng: 500g - 1kg (tùy theo số lượng người ăn)
- Sườn sụn: 500g
- Bắp bò: 500g
- Đậu phụ: 5 bìa - 10 bìa
- Mẻ, dấm bỗng hoặc me chua, quả dọc: tùy khẩu vị.
- Mắm tôm: 1 muỗng nhỏ (Có thể bỏ qua nếu bạn không thích), nhưng mắm tôm làm nên mùi vị rất đặc trưng cho món lẩu riêu cua, khiến cho nước lẩu đậm đà hơn. Nếu nêm mắm tôm thì phải nêm lúc chưa nấu, nếu không mắm tôm sẽ tỏa hương tưng bừng.
- Cà chua: 3-5 quả thái miếng cau.
- Rau sống: rau muống chẻ, hoa chuối, thân chuối non, xà lách, mùi tàu, hành lá, tía tô, kinh giới, giá đỗ, chanh, ớt… Thêm ít rau muống nhỏ ngọn nếu thích ăn nhiều rau.
- Bún sợi nhỏ.
- Gia vị chanh, ớt hoặc xì dầu, nước mắm để chấm thêm.
Cách làm:
II. SƠ CHẾ NGUYÊN LIỆU:
- Sườn sụn chần qua nước sôi, ướp hành khô băm nhỏ, gia vị và một chút nước mắm xào sơ qua, cho nước vào ninh bằng nồi áp suất khoảng 10 phút cho mềm.
- Cua làm sạch, cho vào một chút muối giã nhuyễn hoặc xay bằng máy xay sinh tố rồi lọc lấy nước, gạch cua khều riêng ra một bát nhỏ. Nêm một muỗng nhỏ mắm tôm và gia vị vào nồi nước cua bắc lên bếp, khuấy nhẹ đều tay cho đến khi canh sôi và gạch cua nổi lên thì vặn nhỏ lửa. Dùng muôi gạt hết riêu cua vào cạnh nồi cho kết lại thảnh từng mảng rồi tắt bếp. Bạn có thể vớt riêu cua ra một cái bát rồi ăn đến đâu thả dần vào nồi nước lẩu đến đó để riêu khỏi bị vỡ.
- Cho dầu ăn vào chảo, phi hành khô băm nhỏ cho thơm vàng, cho gạch cua vào xào chín cùng một xíu nước mắm rồi trút ra bát. Tiếp tục cho cà chua thái miếng cau vào xào chín tới, không nên xào chín và nát quá.
- Đậu khuôn cắt miếng nhỏ rán vàng, bày ra đĩa.
- Bắp bò thái mỏng bày ra đĩa.

8. Lẩu gà lá Giang

Các nguyên liệu cần chuẩn bị cho món lẩu gà lá giang, gồm có:
Một con gà ta loại ngon khoảng 1.3 kg
Một bó lá giang khoảng 300 gam
Bún: 1 kg
Sả, ớt, tỏi
Ngò gai.
Gia vị: Muối, tiêu, đường, bột ngọt, nước mắm ngon.

Cách làm lẩu gà lá giang bao gồm các bước sau:

Thịt gà ta đem sát muối để khử mùi hôi, rửa thật sạch lại với nước, sau đó chặt từng miếng vừa ăn. Rồi đem ướp với gia vị ( 1 thìa cà phê muối + 1 thìa cà phê nước mắm + 1/2 thìa cà phê hạt tiêu) để trong khoảng 15 phút.
Lá giang rửa sạch rồi vò dập đi một chút.
Rau ngò gai rửa sạch, thái nhuyễn.Tỏi thì đem băm nhuyễn. Ớt rửa sạch, cắt xéo.
Cho dầu vào trong chảo phi thêm sả và tỏi vào cho thơm, rồi bỏ gà vào xào, khi thịt gà săn đổ vào khoảng 2 lít nước, khi sôi hớt bọt, để lửa riu riu, nêm với 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê bột ngọt.
Sau khi thịt gà đã chín mềm bỏ lá giang vào, nước lẩu sôi, nêm lại cho vừa ăn, vị chua ngọt là được.
Múc nước lèo vào lẩu, bên trên để vài lát ớt, tỏi phi và ớt sa tế cho thêm phần đậm đà hương vị.
Lẩu gà lá giang

Với món lẩu này các bạn ăn kèm với các loại rau cải và bún nhé.

9. Lẩu cua

Nguyên liệu:
- Cua, tôm, nghêu: tùy thích
- Riềng: 30 gr, sả: 20 gr, lá chanh: 3 lá
- Ớt hiểm: 0,3 gr, hành tím: 0,5 gr
- Nước cốt chanh: 50 gr
- Bột nêm: 20 gr, đường: 80 gr, muối: 0,05 gr
- Bột nêm lẩu Thái: 0,05g
- Nước: 1,2 lít, nước mắm: 3 muỗng
- Tương ớt, tương cà: một ít
- Rau nhút, bắp chuối, rau muống
Cách làm:
- Phi riềng, sả và hành tím cho thơm, rối cho tương cà và tương ớt vào nấu 15 phút trên lửa riu riu.
- Cho tất cả các loại gia vị còn lại vào. Nêm nếm vừa ăn.
- Cho hải sản vào khi nước sôi. Cho rau vào ăn dần.
- Dùng chung với bún tươi

10. Lẩu nấm

Nguyện liệu để nấu món lẩu gà:

Gà ta: 1 con khoảng 2kg
Củ cải trắng: ½ kg
Nấm linh chi
Nấm đông cô tươi
Nấm rơm
Nấm bào ngư
Nấm kim châm
Nấm đùi gà
Rau xà lách xoong
Gia vị thông thường: dầu ăn, hạt nêm, đường, bột ngọt, muối, nước mắm
Ớt
Hành tím, tỏi băm nhuyễn.
Cách nấu:
Gà rửa sạch, chà muối trên da gà, rửa lại với nước sạch, để ráo.
Gà ráo thì thực hiện rút xương gà, cách rút xương gà như sau: Dùng con dao nhỏ, mũi nhọn và sắc bén cũng cần có thêm kéo để dễ thực hiện việc cắt những lớp xương thừa. Dùng dao rạch bụng hay sóng lưng gà, rồi lần theo lóc đến các phần còn lại của gà, lóc đến đâu thì cắt gân, xương thừa đến đó. Ngoài ra bạn cũng có thể chia gà ra thành 4 phần, sau đó rút xương cũng được
Phần thịt và da gà thì cắt thành những miếng vừa ăn. Ướp vào đó ½ muỗng hạt nêm, ½ muỗng bột ngọt, ½ muỗng tiêu xay, 1 muỗng hành tỏi băm. Trộn đều và để thịt thấm gia vị.
Phần xương gà đem đi nấu nước dùng. Cho nồi nước lên bếp, thả gà vào nấu, bạn nên nhớ thả vào ngay khi còn nước lạnh nhé. Bật lửa và nấu với lửa lớn. Nêm vào nồi nước dùng gà 1 muỗng canh dấm gạo, 1 muỗng muối. Sau khi nước bắt đầu sôi bạn nhỏ lửa và nấu liu riu. Củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch và cắt làm hai, cho vào nồi nước dùng gà. Khi nào thấy có bọt thì bạn vớt bọt đi, trong quá trình nấu không nên đậy nắp. Bạn nấu khoảng 3 tiếng sẽ có nồi nước dùng gà vừa trong vừa giàu khoáng chất.
Nấm các loại và xà lách xoong rửa sạch, ngâm với nước muối. Sau đó vớt ra để ráo, cắt miếng vừa ăn.
Nước dùng gà sau khi nấu xong, bạn cần nêm vào đó 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng bột ngọt. Bạn thấy nước dùng vừa miệng là được.
Múc nước dùng gà cho ra nồi nhỏ nấu lẩu, bạn để lên trên mặt ít hành tím phi vàng. Cho nồi lẩu lên bếp từ hay bếp điện, cho nấm rơm vào trước, đợi nước sôi cho thịt gà, nấm các loại và xà lách xoong vào. Nước chấm là nước mắm ớt.
Món này ăn với bún hoặc mì.
Yêu cầu món lẩu gà ngon :

Một số bạn sẽ bảo lấy gà chặt ra thành miếng vừa ăn rồi đem đi nấu và ăn bình thường thôi. Mình thấy cách đó tiện nhưng sẽ không ngon, thịt nấu một thời gian sẽ mềm quá không còn ngon nữa, còn nếu lóc ra như vậy thịt vẫn còn độ giòn và dai của thịt, ăn tới đâu thả vào tới đó.
Nước lẩu đậm đà, ngon , ngọt tự nhiên.
Không cần nêm quá nhiều gia vị.

11. Lẩu Thái hải sản

Nguyên liệu:
Xương lợn - 1kg
Tôm sú - 500gr
Thịt bò - 200gr (bò bắp cho ngon nhé)
Ngao - 1kg
Mực - 200gr
Rau muống - 1 mớ
Rau cải ngọt - 1 mớ
Rau cải xong - 1 mớ
Cải thảo - 1/2 cái
Cà chua - 200gr
Sả - 3 cây
Giềng - 1 nhánh
Hành tỏi - Vừa đủ
Gia vị - Vừa đủ
Gói gia vị lẩu thái - 1 gói

Hướng dẫn:
1.Nấu nước dùng xương
Xương lợn rửa sạch, cho vào nồi nước sôi trần sơ rồi đổ ra, rửa lại cho sạch và hết mùi hôi. Cho xương vào nồi, thêm nước rồi đun với lửa to. Khi nước sôi, các bạn hạ nhỏ lửa, hầm cho xương ra nước ngọt để làm nước dùng cho lẩu.
2. Sơ chế nguyên liệu
Mực làm sạch, khứa vảy rồng (cắt các đường chéo để thành hình quả trám ấy ạ) rồi cắt miếng vừa ăn
Ngao rửa sạch, ngâm với nước pha một chút muối và cắt vài lát ớt vào. Dùng rá đậy kín, ngâm trong khoảng 30 phút cho ngao tiết hết cát bẩn rồi rửa sạch
Tôm rửa sạch, có thể cắt bớt râu.
Thịt bò rửa sạch,dùng dao thật sắc thái lát mỏng.
Bày tôm, mực, thịt bò, ngao ra đĩa cho đẹp mắt
Cà chua rửa sạch, bổ múi cau. Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, cắt lát. Sả đập dập, cắt khúc. Giềng rửa sạch, cắt lát. Nấm rơm chẻ thữ thập trên đầu cho đẹp mắt rồi rửa sạch. Các loại rau ăn lẩu nhặt bỏ phần già, rửa sạch rồi cắt khúc vừa ăn, riêng cải thảo tách từng bẹ ra, rửa sạch rồi cũng cắt miếng vừa ăn. Xếp các nguyên liệu ra đĩa.
3. Nấu lẩu
Phi thơm tỏi băm, cho cà chua, dứa, giềng, sả vào xào chín rồi thêm nước dùng xương vào.

12. Lẩu Vịt nấu chao.

Nguyên liệu:
- 1 con vịt tơ (1,7 kg), làm sạch, chặt miếng
- 4 viên chao trắng
- 3 viên chao đỏ
- 500 g khoai cao, gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn, chiên vàng
- 1 bó rau muống nhặt bỏ lá, lấy cọng non
- Hành tỏi, băm nhỏ
- Dầu hào, dầu mè
- Nước dừa tươi
- Muối, tiêu, đường
Cuối tuần làm lẩu vịt nấu chao - 1
Thưởng thức món lẩu vịt nấu chao trong thời tiết lạnh lẽo như thế này thật thích (Ảnh: Internet)
Cách làm:
- Ướp thịt vịt với muối, tiêu, đường, hành tỏi băm, dầu hào, dầu mè và chao tán nhuyễn.
- Để ngấm gia vị khoảng 30 phút.
- Phi tỏi thơm, cho vịt vào xào săn lại. Cho nước dừa, hầm thịt mềm.
- Tiếp tục cho khoai cao vào, nêm lại gia vị vừa miệng. Đun cho đến khi nước trong nồi sánh lại.
- Cho thức ăn ra lẩu hoặc nồi đất, đun lửa liu riu (để giữ nóng).
- Dùng kèm với bún tươi hoặc bánh mì, rau muống và chao.

13. Lẩu Kim chi

Nguyên liệu
- Kim chi cải thảo (nguyên cây): 500-700 gr
- Nước kim chi: 500-700 ml
- Nước dùng gà hoặc heo: 2-4 lít
- Tôm lột: 200-300 gr
- Thịt gà phi lê: 300 gr
- Thịt heo nạc: 500 gr
- Đậu hũ non hoặc đậu hũ trứng: 4-5 miếng
- Cải thảo: 2-3 cây
- Nghêu: 500 gr
- Nấm đông cô, nấm kim châm, nấm bào ngư hoặc nấm hải sản: 100 gr/loại
- Thịt bò: 200-300 gr
- Ớt sừng trâu (cay) hoặc ớt sừng Hàn quốc (ít cay) 5 - 7 quả
- Nước mắm, đường, bột ngọt
- Các loại rau, mì ăn kèm lẩu (tùy thích)
Cách làm:
- Kim chi cải thảo cắt lấy phần gốc (khoảng 1/4 từ gốc trở lên), cho vào nấu trong nước dùng gà hoặc heo. Phần kim chi còn lại cắt khúc vừa ăn, xếp vào dĩa.
- Tùy theo khẩu vị mà có thể dùng nhiều hay ít kim chi. Nêm nước mắm, đường, bột ngọt vào nước dùng cho vừa miệng. Chú ý nêm nhạt vì khi dùng lẩu sẽ cho nước kim chi vào, nước kim chi có độ mặn.
- Các loại rau, nấm rửa sạch, để ráo, cắt miếng vừa ăn, bày ra dĩa
- Thịt gà, bò, heo rửa sạch, để ráo, cắt lát mỏng, bày ra dĩa.
- Nghêu ngâm rửa sạch cát, bày chung với thịt.
- Tôm lột vỏ hoặc để nguyên tùy ý. Cắt râu và ngạnh nếu để vỏ, bày ra dĩa chung với thịt.
- Đậu hũ non cắt miếng vừa phải, đừng cắt nhỏ, dễ bị nát khi cho vào lẩu.

14. Lẩu Mắm

Nguyên liệu
- 400g xương heo
- 200g mắm cá linh
- 100g mắm cá sặc
- 200g tôm tươi
- 200g mực ống
- 200g phi lê cá lóc
- 200g thịt heo quay
- Gia vị: 1 trái cà tím; 1 cây sả; 50g sả băm; 60g bột nêm; 60g đường; Dầu ăn.
- Các loại rau sống: rau nhút, rau đắng, đọt rau muống, bông súng,...
- 1 kg bún
1
Cà tím rửa sạch, cắt khoanh tròn vừa ăn. Sau đó, bạn cho dầu ăn vào chảo, phi thơm sả băm, khi sả tỏa mùi thơm, thả cà tím vào đảo đều khoảng 3 phút rồi tắt bếp.
2
Cho mắm cá linh và cá sặc cùng 400ml nước vào, mở lửa vừa nấu sôi. Nấu khoảng 10 phút để cá mềm, dẻo thì tắt bếp.
Lọc toàn bộ nước và cá qua một cái rây, lấy toàn bộ phần nước, loại bỏ cá.
3
Xương heo chặt miếng. Sau đó rửa sạch rồi cho lên bếp đun sôi để xương ra hết cặn bẩn. Đổ xương ra rồi rửa sạch, tiếp tục cho thêm 2 lít nước sạch vào, mở lửa nhỏ, tiếp tục hầm xương trong 20 phút.
4
Đập dập cây sả. Cho hỗn hợp nước mắm, sả cây, cà tím sả băm cùng 60g bột nêm và 60g đường vào nồi nước dùng, nấu thêm 10 phút nữa thì tắt bếp.
5
Sau đó, bạn sơ chế và làm sạch các nguyên liệu để ăn lẩu.
Rửa sạch, sơ chế, cắt nhỎ
Cắt nhỏ, rửa sạch các loại rau sống ăn kèm.
Thành phẩm
Lần lượt cho nguyên liệu vào nước lẩu theo thứ tự rau sống, cá, mực, tôm, heo quay vào để nước lẩu sôi giúp chần chín các loại nguyên liệu ăn kèm. Bạn ăn lẩu mắm với bún là đúng vị nhất nhé!

Lẩu mắm là một trong những món lẩu ngon, là đặc sản của vùng sông nước miền Tây Nam Bộ. Nó chính là sự giao thoa văn hóa ẩm thực giữa người Khmer và người miền Nam trong quá trình khẩn hoang. Lẩu mắm là tổng hòa của các đặc sản sông nước với những sản phẩm ruộng đồng. Cũng chính vì vậy, lẩu mắm rất phong phú về nguyên liệu, hấp dẫn về hương vị và nhiều màu sắc. Các loại rau của lẩu mắm vô cùng phong phú, mọi thứ rau gì ăn được, là có thể tìm thấy trong đĩa rau của lẩu mắm: Rau muống, rau cải trời, cọng súng, bông điên điển, giá sống, rau thơm, khế chua, chuối chát, dưa chuột, rau đắng, ớt đỏ, thơm... khiến người thưởng thức bị hấp dẫn vô cùng.

15. Lẩu cá kèo

Nguyên liệu
Cá kèo: Khoảng 1 kg. Nên chọn những con to và vẫn còn sống. Không nên chọn những con đã chết.
Lá giang: 1 mớ (bó)
Xương ống: 500g
Cà chua: 3 quả
Các loại rau: rau đắng, hoa chuối, rau muống, ngò gai, rau ngổ, …
Sả, tỏi, ớt, hành tím, …
Gia vị các loại: Dầu ăn, đường, bột ngọt, muối, …
Cách làm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu nấu lẩu cá kèo
Cá kèo rửa sạch nhớt, bỏ vào tô đậy nắp lại.
Là giang nhặt sạch lá, bỏ dây, rửa sạch, vò nát và để ráo nước.
Rau nhút rửa sạch, hoa chuối bào mỏng, rau muống và giá bào.
Rau đắng nhặt lấy lá non, rửa sạch và để ráo nước.
Cà chua rửa sạch, bỏ hạt và thái múi cau. Hành tím bóc vỏ, băm nhuyễn phi thơm.
Tỏi bóc vỏ, phi thơm để riêng ra bát con.
Bước 2: Thực hiện cách nấu lẩu cá kèo
Bước tiếp theo của hướng dẫn nấu lẩu cá kèo ngon miễn chê, tiến hành nấu lẩu: Cho nước lạnh vào xoong nấu sôi, cho lá giang vào nêm nếm gia vị vừa ăn, thêm đường, bột ngọt, nước mắm. Khi nước sôi bắc xuống bếp nếm xem nước dùng có vị chua ngọt là được.
Bước 3: Trình bày món lẩu cá kèo
Múc nước lèo ra lẩu thêm tỏi và hành phi, lá ngổ, ngò gai thái nhỏ và vài lát ớt. Khi ăn nước lẩu sôi cho cá kèo vào đậy nắp lại, gắp cá ra và thưởng thức khi còn nóng. Xếp các loại rau, bún và một bát nước chấm mắm ớt xung quanh nồi nẩu và thưởng thức.

Bên trên là cách nấu món lẩu cá kèo được Hoanghaigoup chọn lọc để gửi đến quí độc giả. Cá luôn là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cùng với những cách chế biến độc đáo đa dạng. Mong rằng với bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều cách nấu các món lẩu cho gia đình của mình.

16. Lẩu cá lóc

1/. Nguyên liệu :
_ Xương heo : 500g
_ Cá lóc : 300g
_ Mỡ hạt lựu : 50g
_ Bạc hà : 2 cây
_ Đậu bắp : 5 trái vừa
_ Cà chua : 2 trái
_ Bún : 500g
_ Sả bằm : 1M canh
_ Tỏi bằm : 1m café
_ Thơm : ½ trái
_ Me : 500 đồng
_ Rau ôm + ngò gai : 500 đồng
_ Gia vị : muối + đường + bột ngọt + nước mắm + hành phi .
2/. Cách làm
_ Giai đoạn 1 : chuẩn bị
+ Cá lóc làm sạch cắt khoang vừa ăn
+ Xương heo nấu nước dùng
+ Bạc hà , đậu bắp , cà chua cằt vừa ăn
+ Rau ôm ngò gai cắt khúc nhỏ
+ Me lược bỏ hạt
_ Gai đoạn 2 : nấu
+ Phi tỏi thơm , bỏ xả bằm vào , xà vàn thơm bỏ cá lóc vào trở qua lại , cá săn lại thêm 1,5 lít nước dùng , đun sôi ===> nước lẩu
+ Nêm : 2M canh me + 1m café muối + 4m đường + 4m bọt ngọt + 1m nước mắm
_ Gai đoạn 3 : trình bày
+ Xếp vào lẩu đậu bắp , bạc hà , thơm , cà chua , cho nước lẩu vào rắc rau ôm ngò gai , hành phi , vài lát ớt lên lên mặt
+ Lẩu cá lóc ăn với bún + nước mắm tởi ớt mặn.
3/. Yêu cầu thành phẩm
_ Nước có vị chua ngọt vừa ăn
_ Cá không nát , dậy mùi thơm của sả + rau ôm ngò gai.

17. Lẩu dê

Với công thức nấu ăn này bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
Dê nạm (xương sườn): 1 kg
Xương heo: 0,5 kg
Tàu hũ ky: 50g
Hành tây: 200g
Chao đỏ: 1 hũ nhỏ
Chao trắng: 1 hũ nhỏ
Sả cây: 3-4 cây
Gừng: 50g
Riềng: 50g
Tỏi băm: 50g
Chanh: 5 trái
Tần ô (hoa cúc): 0,5 kg
Cải ngọt cọng nhỏ: 0,5 kg
Hành tím: 20g
Mì trứng: 0,5 kg
Đinh hương, tai vị, quế, muối, đường, bột ngọt…
Cách nấu món Lẩu dê cùng đầu bếp VAAC:
1. Sơ chế:
Xương heo: rửa sạch, trụng nước sôi, rửa lại thật sạch rồi đem nấu nước dùng.
Thịt dê: đem thui phần da, cạo rửa thật sạch rồi cắt miếng 5cm2.
Tàu hũ ky: cắt miếng vuông 5 cm, đem chiên sơ.
Hành tây: bóc vỏ, rửa sạch, cắt múi cau.
Hành tím: băm nhuyễn.
Bún tàu: ngâm nước dùng cho mềm, cắt khúc 3cm.
Sả cây: rửa sạch. gừng, riềng cạo vỏ, rửa sạch, băm, nhuyễn.
Tần ô, cải ngọt: rửa sạch, cắt khúc 5cm.
Mì trứng: đem trụng nước sôi, khi mì vừa mềm thì vớt ra để ráo. trộn mì với dầu phi tỏi cho thơm.
2. Chế biến:
Tỏi băm phi vàng trong chảo dầu nóng, sau đó cho gừng riềng, hành tím, đinh hương, tai quế vô đảo đều cho thơm.
Cho chao đỏ đã cà nhuyễn vô xào, đảo đều tay, đỏ nước lạnh vô nồi ngập mặt thịt và sả cây đập dập, bó lại. Cho thịt dê và hỗn hợp vừa xào vô nồi. Nêm 1 muỗng đường + 1 muỗng bột ngọt.
Ninh thịt dê: 30- 45 phút tùy theo dê lớn hay nhỏ. Khi thịt chín mềm, vớt hết thịt ra, lọc nước lại cho trong. Cho nước dùng ninh từ xương heo vô chung với nước tương hầm dê vừa lọc, đun sôi, nêm nếm lại cho hài hòa.
3. Trình bày
Cho thịt dê và nước dùng vô nồi lẩu, thêm hành lá, cần tàu, hành tây. Món này ăn kèm với rau tần ô, cải ngọt, mì trứng chấm chao trắng.
Nước chao trắng: dể nguyên viên chao, nêm vô nước chao 3 muỗng đường và 1 muỗng bột ngọt.
Sưu tầm.LẨU DÊ
Với công thức nấu ăn này bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
Dê nạm (xương sườn): 1 kg
Xương heo: 0,5 kg
Tàu hũ ky: 50g
Hành tây: 200g
Chao đỏ: 1 hũ nhỏ
Chao trắng: 1 hũ nhỏ
Sả cây: 3-4 cây
Gừng: 50g
Riềng: 50g
Tỏi băm: 50g
Chanh: 5 trái
Tần ô (hoa cúc): 0,5 kg
Cải ngọt cọng nhỏ: 0,5 kg
Hành tím: 20g
Mì trứng: 0,5 kg
Đinh hương, tai vị, quế, muối, đường, bột ngọt…
Cách nấu món Lẩu dê cùng đầu bếp VAAC:
1. Sơ chế:
Xương heo: rửa sạch, trụng nước sôi, rửa lại thật sạch rồi đem nấu nước dùng.
Thịt dê: đem thui phần da, cạo rửa thật sạch rồi cắt miếng 5cm2.
Tàu hũ ky: cắt miếng vuông 5 cm, đem chiên sơ.
Hành tây: bóc vỏ, rửa sạch, cắt múi cau.
Hành tím: băm nhuyễn.
Bún tàu: ngâm nước dùng cho mềm, cắt khúc 3cm.
Sả cây: rửa sạch. gừng, riềng cạo vỏ, rửa sạch, băm, nhuyễn.
Tần ô, cải ngọt: rửa sạch, cắt khúc 5cm.
Mì trứng: đem trụng nước sôi, khi mì vừa mềm thì vớt ra để ráo. trộn mì với dầu phi tỏi cho thơm.
2. Chế biến:
Tỏi băm phi vàng trong chảo dầu nóng, sau đó cho gừng riềng, hành tím, đinh hương, tai quế vô đảo đều cho thơm.
Cho chao đỏ đã cà nhuyễn vô xào, đảo đều tay, đỏ nước lạnh vô nồi ngập mặt thịt và sả cây đập dập, bó lại. Cho thịt dê và hỗn hợp vừa xào vô nồi. Nêm 1 muỗng đường + 1 muỗng bột ngọt.
Ninh thịt dê: 30- 45 phút tùy theo dê lớn hay nhỏ. Khi thịt chín mềm, vớt hết thịt ra, lọc nước lại cho trong. Cho nước dùng ninh từ xương heo vô chung với nước tương hầm dê vừa lọc, đun sôi, nêm nếm lại cho hài hòa.
3. Trình bày
Cho thịt dê và nước dùng vô nồi lẩu, thêm hành lá, cần tàu, hành tây. Món này ăn kèm với rau tần ô, cải ngọt, mì trứng chấm chao trắng.
Nước chao trắng: dể nguyên viên chao, nêm vô nước chao 3 muỗng đường và 1 muỗng bột ngọt.

18. Lẩu nấm chay

Nấm đùi gà 100g
Nấm bào ngư 100g
Nấm kim châm 100g
Nấm rơm 100g
Rau mồng tơi 500g
Cà rốt 1 củ
Đậu hủ trắng 2 miếng
Củ cải mặn 1 củ
Su hào 1 củ
Su su 1 quả
Muối
Đường
Bột ngọt
Cà chua 2 trái
Ớt sừng 1 trái

CÁCH LÀM LẨU NẤM CHAY THẬP CẨM
Bước 1: Sơ chế
Các loại nấm nhặt bỏ gốc sau đó ngâm nước muối pha loãng 10 phút rồi rửa sạch lại với nước cắt miếng vừa ăn
Mồng tơi nhặt rửa sạch
Các loại củ gọt vỏ cắt khối, cà rốt cắt quân cờ
Cà chua cắt hạt lựu
Đậu hủ cắt quân cờ
Ớt thái chỉ
Bước 2: Chế biến
Bắc nồi lên bếp sau đó cho chút dầu ăn vào cho cà chua vào xào cho nát lấy sốt
Cho 3 lít nước vào đun sôi sau đó cho các loại củ trừ cà rốt vào hầm lấy nước dùng
Sau 30 phút vớt hết củ ra cho cà rốt vào nấu trong 5 phút
Nêm 2 muỗng canh muối, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh bột ngọt và cho ớt thái chỉ vào đun sôi rồi tắt bếp
TRÌNH BÀY VÀ THƯỞNG THỨC
Múc nước dùng vào nồi lẩu và đậu hủ vào sau đó đặt lên bếp mini
Xếp các loại nấm lên dĩa
Xếp rau ra dĩa Xếp bún ra dĩa
Làm thêm 1 chén mắm chay mặn
Khi ăn ta nấu sôi nước dùng rồi cho các loại nấm và rau vào đun chín là dùng được
Lẩu nấm chay thập cẩm bao gồm nhiều nguyên liệu nấm nên rất ngon và ngọt nhờ nước dùng củ quả. Màu đỏ đẹp mắt của nước dùng có sốt cà chua cộng thêm vị cay nhẹ của ớt kích thích người dùng thêm ngon miệng. Món lẩu này rất mát mà không hề béo ngoài việc dùng cho bữa ăn chay còn có thể dùng để thay đổi khẩu vị hay là món ăn kiêng giúp giảm béo đặc biệt tớt đối với người có hàm lượng mỡ trong máu cao!

19. Lẩu lòng heo

NGUYÊN LIỆU
- 1/2 cái bao tử
- 500g xương heo
- 1 cái lưỡi heo
- 1 trái tim heo
- 1 khúc ruột heo
- 100g gan heo
- 1/2 huyết sống
- 1 khúc phèo
- 1cái lá mía ....
- 1 chén gạo
- 3 lít nước
- 3 muỗng canh nước mắm
- Bột ngọt , tiêu , hành lá , muốị...
CÁCH LÀM
1 - Xương heo lựa mua xương ống, chặt khúc. Đổ 3 lít nước vô nồi nấu sôi thả xương heo vô, hớt bọt cho trong.
2 - Nấu một lát, bắt đầu bỏ gạo vào, nêm nước mắm, bột ngọt.
3 - Lưỡi heo trụng nước sôi cạo sạch nhớt trắng cho vô nồi xương heo luộc mềm.
4 - Phèo lựa mua khúc nào ngon ( bóp nhẹ thấy trong ruột heo chảy ra chút lợn cợn trắng, khi ăn không thấy đắng ) luộc chung với bao tử ( bỏ nước ).
5 - Tim, gan , lá mía, luộc với 2 lít nước nêm chút muối, lọc nước đó cho vô nồi cháo .
6 - Huyết heo luộc riêng ( bỏ nước ) rồi xắt miếng cho vô cháo đã chín. Bớt lại 1 miếng huyết sống để khi gần bắc nồi cháo xuống dầm nhỏ miếng huyết đó cho vô nồi cháo
7 - Ruột heo tẩy rửa thật sạch cho hết mùi hôi, rồi nhồi huyết sống trộn với hành và rau răm cùng với vài miếng thịt mỡ, nêm gia vị, sau khi nhồi, cột hai đầu, lấy kim xâm khúc dồi thả vô nồi luộc ( lối Bắc ).Làm theo miền Nam: nhồi thịt mỡ và hành tỏi băm nhỏ vô ruột heo rồi đem chiên vàng. Khi ăn, cắt ra từng khoanh cho vô to cháo ( ngon và giòn)

20. Lẩu Vịt quay.

Nguyên liệu:
- Vịt quay : nửa con (khoảng 600 gr)
- Đậu hũ non: 1 bịch (loại bán sẵn trong siêu thị)
- Ớt sừng: 2 trái
- Mì vắt: 2 cuộn
- Cải thảo: 200 gr.
- Rau mùi; gia vị vừa đủ.
Chế biến:
- Dùng xương vịt và nước ướp trong bụng vịt cho vào nồi cùng với khoảng 1 lít nước lọc đun sôi liu riu khoảng 20 phút. Nêm nếm lại cho vừa ăn.
- Cho đậu hũ non và ớt xắt vào cho thơm. Cho tiếp rau mùi và cải thảo vào rồi tắt bếp.
- Trụng qua mì vắt cho mềm. Ăn cùng với cải thảo hoặc rau tần ô. 

21. Lẩu gà măng cay

Nguyên liệu:
1kg gà (nên chọn gà trống già hoặc gà mái đã đẻ nhiều lứa)
1 bát to măng ớt (lấy cả nước ngâm măng)
1 củ hành tây
3 thìa canh rượu trắng
Rau muống, mùi tàu, hành lá
Gia vị: muối, tiêu, nước mắm, đường
– Đầu tiên là phải làm gà thật sạch, khử hết mùi hôi của gà bằng muối, sau đó chặt gà thành miếng vừa.
Lẩu gà măng cay
–Tiếp theo bạn cho rượu trắng + gia vị vào ướp với thịt gà, để khoảng 30 phút cho gà ngấm đều gia vị.
Lẩu gà măng cay
2– Cho đầu + cổ + chân gà vào hầm để lấy nước dùng.
Lẩu gà măng cay
3– Bạn bóc bỏ vỏ hành tây, rửa sạch rồi bổ múi cau, cắt ngang.
Lẩu gà măng cay
– Thả hành tây vào nồi nước dùng đang hầm.
Lẩu gà măng cay
– Đun đến khi bạn thấy hành tây chín nhừ thì vớt hành tây bỏ ra ngoài (không được đậy nắp nhé).
Lẩu gà măng cay
4– Bây giờ bạn cho thịt gà đã ướp gia vị vào chung.
Lẩu gà măng cay
– Đun đến khi bạn thấy sôi thì cho măng ớt và nước măng vào.
Lẩu gà măng cay
– Vậy là bạn đã nấu xong nồi lẩu gà măng cay thơm ngon rồi đấy.
Lẩu gà măng cay
– Lẩu sẽ ngon hơn khi chọn gà già để nấu nhưng sẽ mất nhiều thời gian để ninh gà. Bạn nên chuẩn bị hết mọi thứ và khi ăn thì chỉ cần hâm nóng lại là được.
Lẩu gà măng cay
– Lẩu gà măng cay thêm hành, rau muống và mùi tàu cực kì hợp. Ăn với bún và rau sống. Với nước dùng chua nhẹ, hơi cay cay quyến rũ, gà thơm ngọt thịt chắc chắc ai cũng sẽ thích. Đây là một gợi ý tuyệt vời cho thực đơn party cuối tuần.
– Vậy là bạn đã nấu xong nồi lẩu gà măng cay thơm ngon rồi đấy.
Chúc bạn thành công và ngon miệng với món lẩu gà măng cay.

22. Lẩu cua đồng bắp bê

Nguyên liệu: (cho 6 người ăn)
- Xương cục: 1kg
- Cua đồng: 1kg
- Bắp bê: 1kg (chọn bắp hoa thịt mềm và bì giòn)
- Đậu phụ: 5 bìa - 10 bìa
- Mẻ, dấm bỗng hoặc me chua, quả dọc: tùy khẩu vị.
- Mắm tôm: 1 muỗng nhỏ (có thể bỏ qua nếu bạn không thích), nhưng mắm tôm và dấm bỗng cùng với mẻ làm nên mùi vị rất đặc trưng cho món lẩu riêu cua, khiến cho nước lẩu đậm đà, vị chua ngọt thanh hơn. Nếu nêm mắm tôm thì phải nêm lúc chưa nấu.
- Cà chua: 5 quả thái miếng cau. Gọt một số quả lấy vỏ để làm hoa trang trí.
- Rau sống và rau để nhúng: hoa chuối, thân chuối non, xà lách, mùi tàu, hành lá, tía tô, kinh giới, giá đỗ, chanh, ớt…Thêm ít rau muống nhỏ ngọn để nguyên hoặc chẻ nhỏ, rau mồng tơi hoặc các loại rau khác tùy theo sở thích. Nhưng rau muống và mồng tơi là hợp vị nhất.
- Bún sợi nhỏ/ miến dong hoặc bánh đa đỏ.
- Gia vị chanh, ớt hoặc xì dầu, nước mắm để chấm thêm.
Cách làm:
I. LÀM NƯỚC DÙNG
- Xương cục ninh nhừ lấy nước trong làm nước dùng.
- Cua làm sạch, cho vào một chút muối giã nhuyễn hoặc xay bằng máy xay sinh tố rồi lọc lấy nước, gạch cua khều riêng ra một bát nhỏ. Nêm một muỗng nhỏ mắm tôm và gia vị vào nồi nước cua bắc lên bếp, khuấy nhẹ đều tay cho đến khi gạch cua nổi lên và canh sôi hẳn thì vặn nhỏ lửa. Dùng muôi gạt hết riêu cua vào cạnh nồi cho kết lại thảnh từng mảng rồi tắt bếp. Bạn có thể vớt riêu cua ra một cái bát để chế vào nồi lẩu sau hoặc để ăn đến đâu thả dần vào nồi nước lẩu đến đó cho riêu khỏi bị vỡ.
- Cho dầu ăn vào chảo, phi hành khô băm nhỏ cho thơm vàng, cho gạch cua vào xào chín cùng một xíu nước mắm rồi trút ra bát. Tiếp tục cho cà chua thái miếng cau vào xào chín tới, không nên xào chín và nát quá cho đẹp mắt.
- Mẻ đã ngấu lọc lấy nước để vào một bát con, có thể dùng quả dọc hoặc quả me thay thế.
- Chế nước canh cua và nước xương ninh vào nồi lẩu cùng với cà chua đã xào chín. Cho mẻ vào, nêm thêm dấm bỗng rồi đun sôi, nêm lại gia vị cho vừa ăn, tiếp tục thả riêu cua vào, rưới gạch cua lên riêu cua cho dậy màu. 

(Nguồn - Sưu tầm)

 Tags: lẩu
Viết bình luận của bạn:

Bài viết liên quan

Tại sao chảo lại LỒI ĐÁY? 03 02/2023

Tại sao chảo lại LỒI ĐÁY?

1. Nguyên nhân khiến chảo từ bị lồi đáy. Sự co giãn của kim loại chính là nguyên nhân khiến chảo bị lồi đáy. Quá trì...

Gợi ý thực đơn mâm cỗ ngày Tết để cúng cơm ở miền Bắc 16 01/2023

Gợi ý thực đơn mâm cỗ ngày Tết để cúng cơm ở miền Bắc

Mâm cỗ đối với người Việt là một nét văn hóa quan trọng vào mỗi dịp Tết đến, đặc biệt là ở miền Bắc. Xem ngay gợi ý t...

Gợi ý mâm cơm ngày hè 09 05/2022

Gợi ý mâm cơm ngày hè

Hôm nay ăn gì là câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại làm bạn phải vắt óc nghĩ mãi chẳng ra. Nếu như đang loay hoay...

Mách mẹ 10 công thức sữa hạt thơm ngon, cực bổ dưỡng và dễ làm tại nhà 16 04/2022

Mách mẹ 10 công thức sữa hạt thơm ngon, cực bổ dưỡng và dễ làm tại nhà

Với chiết suất từ thiên nhiên và giàu chất bổ dưỡng sữa hạt đang nhận được nhiều sự quan tâm của mọi lứa tuổi. Sau đâ...

Gọi ngay