-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
MẸO - Cách bảo quản gừng, tỏi, khoai tây không bị nảy mầm
27/07/2021 Đăng bởi: CSKH Bonsy.com.vn
Tỏi, hành, gừng và khoai tây là các thực phẩm quen thuộc và thường xuyên có trong nhà bếp nhất là tỏi nếu không bảo quản đúng cách sẽ rất dễ nảy mầm và không được tươi ngon nữa.Tham khảo bài viết sau đây để bảo quản các thực phẩm này được đúng cách nhé các bạn.
1. Bảo quản gừng
Bảo quản gừng bằng muối
Để tránh gừng bị nảy mầm thì bạn có thể sử dụng muối ăn.
Cách thực hiện: Bạn cho gừng vào túi ni lông và rắc lên mặt 1 ít muối. Sau đó buộc chặt túi nilong lại, ấn cho túi xì hết hơi.
Bảo quản trong giấy bạc
Cách thực hiện khá đơn giản, chỉ cần dùng một tờ giấy bạc quấn chặt quanh củ gừng tươi rồi để nơi thoáng mát là được.
Bảo quản bằng cát
Dùng 1 cái xô đổ đầy cát vào, rồi vùi gừng vào trong xô cát rồi đặt xô ở nơi thoáng mát.
2. Bảo quản tỏi
Bảo quản tỏi bằng baking soda
Bỏ tỏi vào túi nilong, bạn đổ một ít baking soda vào mẩu giấy nhỏ. Cố định chúng lại bằng dây thun, cột cùng với 2 miếng gừng.
Đặt mẫu giấy có gừng vào túi tỏi, tỏi sẽ không nảy mầm nữa. Cuối cùng đừng quên buộc thật chặt túi tỏi lại, tránh để không khí bên ngoài vào nhé.
Bảo quản tói bằng túi lưới
Đầu tiên cần cắt bớt cùi tỏi, rồi bỏ tỏi vào túi lưới treo nơi rô ráo, thoáng mát nhằm tránh tình trạng ẩm móc, tỏi sẽ lâu nảy mầm hơn.
Bảo quản tỏi bằng giấy báo
Trước tiên tách tỏi ra thành các tép nhỏ, lót giấy báo bên trong 1 cái hộp rồi để tỏi vào và đậy nắp kín.
Giấy báo có tác dụng hút ẩm làm cho tỏi lâu nảy mầm hơn, ngoài ra đậy nắp hộp kín hạn chế được mối mọt.
3. Bảo quản khoai tây
Bảo quản khoai tây bằng trái táo
Để bảo quản khoai tây được lâu hơn có thể bỏ 1 trái táo vào trong bịch nilon đựng khoai tây và buộc chặt lại, khi Ethlylene toả ra từ táo sẽ giúp khoai tây lâu nảy mầm.
Bảo quản khoai tây nơi thoáng mát
Khoai tây không nên bảo quản trong tủ lạnh, mà nên để nơi thoáng mát trong túi lưới hoặc gỗ có lỗ thoáng khí. Bạn cũng có thể lót giấy báo bên dưới khoai tây để hút ẩm, như vậy khoai tây sẽ lâu nảy mầm hơn.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn “bỏ túi” ngay những “bí kíp” bảo quản tỏi, gừng, khoai tây vô cùng đơn giản ai cũng có thể làm được để không bị mốc hay lên mầm vào những ngày thời tiết nóng ẩm.
4. Bảo quản hành
Dụng cụ bảo quản hành phải đảm bảo độ lưu thông không khí để giữ cho hành luôn được khô ráo. Vì vậy kỵ nhất là việc bạn bảo quản hành trong túi ni lông, túi nhựa hoặc hộp kín để bảo quản vì chúng sẽ khiến hành nhanh bị thối, mốc.
Bạn có thể bảo quản hành trong túi lưới, rổ nhựa và đặt ở nơi thoáng khí trong nhà bếp. Bạn không nên để hành ở những nơi có nhiệt độ quá thấp (dưới 10 độ) hoặc nhiệt độ quá cao và cũng không để trong tủ lạnh.
Trong quá trình bảo quản, bạn cần kiểm tra thường xuyên. Nếu thấy bất kỳ củ nào có dấu hiệu bị thối, mềm, thay đổi màu sắc thì cần bỏ ngay. Đặc biệt nếu thấy hành bị chảy nước, bạn nên lấy ra, phơi ở nơi thoáng gió hoặc có ánh nắng. Lau sạch dụng cụ bảo quản trước khi cho vào bảo quản lại.
(Nguồn: Sưu tầm)